Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH TRONG PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN BẰNG NẤM DƯỢC LIỆU

 

LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH TRONG PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN BẰNG NẤM DƯỢC LIỆU

Nguyễn Thị Chính và các cộng sự

Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - ĐH Quốc Gia HN

Kiến Phúc Đường ( http://kienphucduong.vn )

I. Đặt vấn đề

Ung thư là một trong những căn bệnh hiểm nghèo. Theo số liệu của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế GLOBOCAN 2018 mỗi năm trên thế giới có khoảng 18,1 triệu ca mắc mới ung thư và 9,6 ca bệnh nhân ung thư tử vong. Dự báo năm 2025 tăng lên 19,3 triệu ca mới. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người đang phải chung sống với căn bệnh này. Mặc dù đã có những tiến bộ lớn về phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị miễn dịch, điều trị đích…tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập, tỷ lệ chữa khỏi cũng thấp đặc biệt là ung thư gan. Riêng Việt Nam ung thư gan mỗi năm ước tính hơn 25.000 người tử vong.

Nấm dược liệu từ lâu đã được nuôi trồng và sử dụng ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Pháp…chúng có những tác dụng kỳ diệu như nấm linh chi Ganoderma lucidum được biết đến và sử dụng hơn 3.000 năm ở Trung Quốc với 119 chất và các dẫn suất có thành phần dinh dưỡng khá đầy đủ như protein, đường, lipid, muối khoáng, vitamin, đặc biệt là Beta glucan, nhóm steroid có tác dụng thần kỳ được các nhà khoa học nghiên cứu và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong phòng chống nhiều bệnh ở các bệnh viện (Willard. 1990).

Trung tâm nghiên cứu chống ung thư quốc gia của Nhật Bản (năm 1997) đã cho thấy khả năng chống ung thư nấm thượng hoàng (Phellinus linteus) 96,7%, vân chi (Coriolus versicolor) 77,5%, đồng tiền (Flammulina velutipes) 81,1%, nấm hương (Lentinus edodes) là 80,1%, đầu khỉ (Hericium erinaceus) 75% (Han Kook 1997)....Ngoài hoạt tính chống ung thư của nấm linh chi một số loài nấm còn có các dụng khác như chống virut viêm gan B, Epstein-Barr  (EBV) gây ung thư vòm họng, Herpes virut, HIV. Đặc biệt khi kết hợp linh chi với vân chi (Donatini 2010). Trên thế giới tỷ lệ người mắc virut viêm gan B là rất cao mặc dù đã có Vacxin phòng virut này, riêng ở Việt Nam chiếm 16-20% tỷ lệ người nhiễm virut viêm gan B (Nguyễn thị Chính, 2001), Virut này đã làm xơ gan và dẫn đến ung thư gan. Vì vậy trong nhiều năm qua chúng tôi đã sử dụng nấm linh chi và các nấm dược liệu khác trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư tế bào gan do Kiến Phúc Đường sản xuất nhằm giảm tỷ lệ ung thư tế bào gan.

II. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Nguyên liệu

- Nấm linh chi Ganoderma lucidum, G. tsugae, G. carnosum (Trung Quốc, Tiệp).

-  Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris (Trung Quốc).

- Nấm vân chi Coriolus versicolor (L.:fr) Loyd, (Trung Quốc).

- Nấm đồng tiền Flummulina velutipes (Curt.:fr) P.karst. (Cộng Hòa Séc).

- Nấm hương Lentinus edodes (Berk) Peglen (Trung Quốc).

- Nấm đầu khỉ Hericium erinaceus (Trung Quốc).

- Nấm thượng hoàng Phellinus linteus ( Hàn Quốc).

- Chuột thí nghiệm có trọng lượng 18-22g của viện vệ sinh dịch tễ.

- Tế bào ung thư Sarcoma 180 bộ môn  mô phôi tế bào cung cấp.

- 39 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn tại bệnh viện K, 64 Quán Sứ.

- 30 bệnh nhân ung thư gan do viêm gan B điều trị tại bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội.

- Nấm men rượu Saccharomyces cerevisiae(L15 con lai) do viện công nghiệp thực phẩm cung cấp.

- Một số nguyên liệu và hóa chất khác.

- Các chủng nấm dược liệu do PGS.TS Nguyễn Thị Chính cung cấp.

2.2 Phương pháp nghiên cứu trong thực nghiệm

2.2.1 Xác định khả năng antioxidant - khử gốc tự do của nấm linh chi

Thực hiện tại viện công nghệ sinh học Daejon Hàn Quốc thuộc đề tài hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc theo nghị định thư chính phủ.

Mẫu nấm: dung dịch nấm được tách chiết và cô chân không

Phương pháp sử dụng thuốc thử ABTS (Radical scavenging activity) với phản ứng màu vàng trên máy so màu ở bước sóng 734nm trong thời gian 7 phút và tính theo công thức chuẩn:    

    Mẫu A của đối chứng – Mẫu A thí nghiệm X 100

                                                   Mẫu A đối chứng – 0,044

2.2.2 Khả năng sửa chữa đột biến gen trong quá trình phân chia tế bào nấm men rượu  Saccharomyces cerevisiae  con lai L15.

 Đối chứng 1 không chiếu tia UV. Đối chứng 2 chiếu tia UV liều chiếu 2 giây và liều chiếu 6 giây trên môi trường thạch đĩa nuôi cấy tế bào nấm men, không bổ sung sinh khối nấm linh chi. Thí nghiệm môi trường nuôi nấm men có bổ sung 2% sinh khối nấm linh chi. Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của tế bào nấm men ở 2 mẫu đối chứng và mẫu thí nghiệm. Đánh giá khả năng sửa chữa đột biến gen của nấm linh chi trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào nấm men.

2.2.3 Tách chiết Polysaccharide (1,3β-D-glucan) ở quả thể và sinh khối nấm linh chi Ganoderma lucidum  tại viện khoa học VN.

Sinh khối và quả thể nấm linh chi được tách chiết trong dung môi nhiều lần thu được 1,3β-D-glucan

2.2.4 Xác định khả năng chống ung thư ở quả thể và sinh khối nấm linh chi Ganoderma lucidum tại bộ môn mô phôi tế bào

Tách chiết Polysaccharide theo qui trình của Takashi. M (1996). Định tính đường khử bằng thuốc thử Benedic, định tính một số ion theo phương pháp của A.M. Grodzinxki. Hiệu lực kháng u của chế phẩm được đánh giá qua thang chuẩn của Takashi Mizuno.

Thí nghiệm 1 tách chiết Polysaccharide từ quả thể và sinh khối nấm linh chi. Thí nghiệm 2 thăm dò khả năng kháng u báng Sarcoma 180 của thành phần Polysaccharide chiết từ quả thể và sinh khối nấm linh chi. 45 chuột dùng trong thí nghiệm được chia  làm 3 lô: Chuột ở lô đối chứng từ ngày thứ 3 sau cấy truyền tế bào ung thư cho uống nước cất bằng  xơ ranh loại 1ml có gắn kim tiêm đầu tròn, xông thẳng vào dạ dày 0,2ml/con x 5 ngày liên tiếp, nghỉ 1 ngày rồi tiếp tục uống thêm 5 ngày nữa. Ở lô thí nghiệm cho uống Polysaccharide với liều 30mg/0,2ml/con x 10 lần, tương đương tổng liều 300mg/1 chuột (15g/kg thể trọng). Ngày thứ 14 sau cấy truyền tiến hành mổ chuột lấy dịch báng và xác định các chỉ tiêu ung thư. Đánh giá thời gian sống kéo dài của chuột.

2.2.5 Khả năng chống phóng xạ trên động vật thí nghiệm

42 con chuột được chia làm 4 lô: lô ĐCSH, lô ĐCCX, lô TNI, lô TNII. Bột sinh khối và bào tử nấm linh chi được hòa tan trong nước sôi để nguội ở 60°C và lắc đều. Để nguội đến nhiệt độ phòng, dùng bơm tiêm có kim uốn cong đã cắt bỏ đầu nhọn và tạo đầu tròn cho chuột uống. Chuột ở các lô ĐCCX, TNI và TNII bị chiếu xạ liều 100R và 550R từ nguồn Co60 trên máy Chisobalt IB 75t tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội, khoảng cách chiếu 80cm, độ rộng chùm tia 20cm, xuất liều 109,33 R/phút.

* Phương pháp làm tiêu bản hiển vi:

- Chuột được mổ lấy mẫu nghiên cứu vào các ngày 7,14, 22 và 28 sau khi chiếu xạ, trọng lượng tinh hoàn được xác định trên cân điện tử hiện số với độ chính xác 0,001mg

- Tinh hoàn được định hình bằng dung dịch Bouin, đúc mẫu trong Parafin, cắt lát mỏng 5µ, nhuộm lát cắt bằng Hematoxylin – Eosin, quan sát và chụp ảnh trên kính hiển vi Olympus

2.2.6. Thử nghiêm lâm sàng trên 39 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn tại bệnh viện K, 64 Quán Sứ, HN. Chỉ tiêu đánh giá là kéo dài  thời gian sống, giảm đau của bệnh  nhân.

2.2.7 Thử nghiêm lâm sàng trên 30 bệnh nhân ung thư gan do viêm gan B điều trị tại bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội. Chỉ tiêu đánh giá kích thước u, men gan.

2.2.8 Khả năng hỗ trợ điều trị các loại ung thư trên bệnh nhân đã theo dõi và đánh giá  xét nghiệm của các bệnh viện trong nước. Kiến Phúc Đường đánh giá các chỉ tiêu men gan, kích thước u, AFP, thời gian sống của bệnh nhân trước và sau sử dụng nấm.

 Những bệnh nhân ung thư gan mà Kiến Phúc Đường theo dõi được sử dụng theo 2 phác đồ:

- Phác đồ 1 với bệnh nhân không điều trị bệnh viện trả về (kích thước u từ 6-10cm, đa ổ) dùng nấm dược liệu với liều cao: sinh khối nấm linh chi 9 hộp (ngày 3 lần/10gam 1 lần), bào từ nấm linh chi 9 hộp (ngày 3 lần/2gam 1 lần), đông trùng hạ thảo 6 hộp (ngày 2 lần/2gam 1 lần), vân chi sinh khối 6 hộp (ngày 4 lần/ 5gam 1 lần), nước chiết linh chi 3 lọ (ngày 2 lần/5ml 1 lần), nấm thượng hoàng 3 gói (ngày 2 lần/5gam 1 lần). Các loại nấm dược liệu uống cùng mật ong, uống vào lúc nào cũng được.

 - Phác đồ 2 bệnh nhân kích thước u nhỏ từ 1-5cm dùng nấm dược liệu liều thấp: sinh khối nấm linh chi 6 hộp (ngày 2 lần/10 gam 1 lần), bào từ nấm linh chi 6 hộp (ngày 2 lần/2gam 1 lần), đông trùng hạ thảo từ 3-6 hộp, vân chi sinh khối 5 hộp (ngày 3 lần/5 gam 1 lần), nấm thượng hoàng 2 gói (ngày 2 lần/3gam 1 lần), nấm đầu khỉ nấu canh 3 gói (10gam/ 1ngày). Các loại nấm dược liệu uống cùng mật ong, uống vào lúc nào cũng được.

III. Kết quả

3.1 Khả năng khử gốc tự do của nấm dược liệu

Bảng 1. Khả năng khử gốc tự do antioxidant của sinh khối nấm linh chi (Ganoderma lucidum)

Mẫu (µg/ml)

BHA

trolor

0.216

2.16

21.6

216

Khả năng ức chế khối u (%)

88.2

88.8

2

4.6

20.4

51.9

 

Như vậy khả năng chống gốc tự do của sinh khối nấm linh chi (Ganoderma lucidum) với nồng độ là 216 µg/ml thì ức chế được 51,9%.

3.2 Khả năng sửa chữa đột biến gen của sinh khối nấm linh chi Ganoderma lucidum đối với trong quá trình phân chia tế bào

Khi chiếu tia UV, Saccharomyces cerevisiae L15 chết ở  liều chiếu 2 giây và chết hết ở liều chiếu 6 giây. Khi xử lý môi trường nuôi cấy L15 với dịch chiết từ bột sinh khối linh chi nồng độ 2% tỷ lệ tế bào sống sau khi chiếu UV 2 giây là 15,73%. Ở lô đối chứng tỷ lệ tế bào sống chỉ còn 1,2 %. Với dịch chiết từ  linh chi quả thể nghiền nồng độ 3% tỷ lệ tế bào sống sau khi chiếu UV 2 giây là 6, 95%, so với lô đối chứng, tỷ lệ này là 1,72%.

3.3 Tách chiết Polysaccharide (1,3-β-D-glucan) của nấm linh chi Ganoderma lucidum

Polysaccharide (1,3-β-D-glucan) đã được tách chiết từ sinh khối và quả thể nấm linh chi Ganoderma lucidum:

- Từ 20g quả thể nấm ta thu được 3,6g chế phẩm khô. Hiệu suất quy trình là 15%. Chế phẩm khô tan tốt trong kiềm loãng, nóng, không tan trong nước.

- Từ 10g bột sinh khối thu dược 3g chế phẩm khô. Hiệu suất quy trình là 36%. Chế phẩm khô thu từ quả thể có các tính chất giống như chế phẩm khô thu từ bột sinh khối.

3.4.  Khả năng chống ung thư trên chuột thí nghiệm với tế bào Sarcoma 180

 Dịch Polysaccharide chiết được từ quả thể và sinh khối nấm linh chi cho chuột uống trong 6 -10 ngày với liều 0,2 ml dịch chiết, liều linh chi sử dụng là 15g/1kg trọng lượng chuột. Lô đối chứng 0,2ml nước cất. Kết quả thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của polysaccharide tới sự phát triển của tế bào ung thư Sarcoma 180

STT

Lô Thí Nghiệm

Đối chứng

Thí nghiệm

TNQ (quả thể)

TNS(sinh khối)

1

Thể tích dịch báng (ml)

4,81±0,88

5,15±0,82

1,08±0,07

2

Mật độ TBUT (x 106/ml)

260,43±33,67

222,3±52,71

148,5±48,05

3

Sinh khối u (x 106TBUT)/u

1252,41±418,86

1144,84±214,04

162,12±61,37

4

Tỷ số phát triển u(GR%)

100

91,4

12,94

5

Tỷ số ức chế u (IR%)

0

8,6

87,06

6

Hiệu lực kháng u

 

-

++

Kết quả cho thấy ở lô đối chứng là chuột chết hết, ở lô uống sinh khối và quả thể nấm linh chi chuột kéo dài thời gian sống. Khả năng chống tế bào ung thư của sinh khối nấm linh chi là 87,06%, của quả thể nấm linh chi là 8,6%

3.5 Khả năng bảo vệ tế bào của sinh khối nấm linh chi khi chiếu xạ

Bột sinh khối nấm linh chi liều 5g/kg trọng lượng chuột và bào tử nấm linh chi liều 1,5g/kg trọng lượng chuột làm giảm mức độ hư hại của mô tinh hoàn chuột nhắt trắng do bị chiếu xạ liều 100R và 550R. Bột sinh khối nấm linh chi liều 5g/kg trọng lượng chuột có tác dụng điều trị phóng xạ tốt hơn bào tử nấm linh chi liều 1,5g/kg trọng lượng chuột.

Như vậy tế bào gan, thận, tụy không bị tổn thương khi bị chiếu xạ liều 100R và 550R.

3.6. Ứng dụng sinh khối nấm linh chi cho 39 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn tại  bệnh viện K, 64 Quán Sứ, HN

PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, PGS.TS Ngô Thị Thu Thoa và Trần Văn Tuấn theo dõi và thực hiện, kết quả điều trị:

- Tác dụng giảm đau đạt 82,8% trường hợp

-  86,2%  trường hợp cải thiện tình trạng ăn

-  69,% trường hợp cân nặng ổn định trong quá trình điều trị       

- Đa số các bệnh nhân kéo dài  thời gian sống, trung bình  32% (nhiều nhất là 21 tháng, ít nhất là 3-6 tháng)

3.7. Ứng dụng sinh khối  nấm linh chi cho 30 bệnh nhân ung thư gan do viêm gan B điều trị tại bệnh viện giao thông vận tải Hà Nội

Bảng 3: Tác dụng của sinh khối và bào tử nấm linh chi trên 30 bệnh nhân viêm gan B và ung thư gan

 

 

Các chỉ tiêu

Trước điều trị

Sau điều trị

Số người

(người)

Tỷ lệ (%)

Men gan

(U/l)

GOT

57 - 170

29- 33

22

73,3

170 - 350

35 - 37

8

26,7

GPT

120 - 200

29,5 - 35

25

83,3

200 - 400

33 - 38

5

16,7

Kích thước u (cm)

4-6

Hết u hoặc ≤ 3

8

57,1

≥ 6

3 – 4,5

4

28,6

≥ 6

Không giảm

2

14,3

Tình trạng sức khỏe

Đau nhiều, ăn không ngon, mất ngủ

Giảm đau, ăn tốt, ngủ được

22

73,3

Giảm đau ít, ăn không ngon

3

10

Bình thường

Bình thường

5

16,7

           

100% bệnh nhân được điều trị bằng sản phẩm đều cho kết quả tốt về một trong các chỉ tiêu như: men gan, kích thước u và tình trạng sức khỏe bệnh nhân đều tăng lên một các rõ rệt. Cụ thể:

- Men gan: tất cả 30 bệnh nhân đều có chỉ số GOT và GPT rất cao (73,3% bệnh nhân có GOT từ 57 - 170 U/l, 26,7% bệnh nhân có GOT từ 170 - 350; 83,3% bệnh nhân có GPT từ 120 -200 U/l và 16,7% bệnh nhân có GPT từ 200 -400 U/l). Tuy nhiên sau điều trị 100% các chỉ số trên đều giảm đến mức bình thường và giữ ổn định.

- Kích thước u: Có 14/30 người bị u gan do viêm gan B, trong đó có 57,1% bệnh nhân có kích thước u từ 4 - 6 cm, 42,9% bệnh nhân có kích thước u lớn hơn 6cm. Sau khi được điều trị sản phẩm và viên bào tử nấm linh chi có 85,7% bệnh nhân cho kết quả tốt, giảm đáng kể kích thước u hay thậm trí còn hết u (chỉ có 14,3% số bệnh nhân chưa đạt kết quả như mong muốn, tức là chưa giảm kích thước u).

- Tình trạng sức khỏe: bệnh nhân giảm đau, ăn tốt, ngủ được là 73,3%. Bệnh nhân giảm đau ít, ăn khôn ngon là 10%, Bệnh nhân bình thường 16,7%

Như vậy sinh khối nấm linh chi và viên bào tử nấm linh chi đã có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan B và ung thư gan, xơ gan do viêm gan B.

 

3.8. Bênh nhân ung thư gan sử dụng nấm dược liệu phối hợp tại Kiến Phúc Đường

 Căn cứ vào các xét nghiệm của các bệnh viện trong cả nước Kiến Phúc Đường đã cho sử dụng phối hợp các loại nấm dược liệu với nhau nhằm tăng tác dụng hiệp đồng là thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong 10 năm có 763 bệnh nhân ung thư gan, hầu hết các bệnh nhân đều đã ở giai đoạn cuối, kích thước u lớn, bệnh viện đã mổ hoặc trả về. Đánh giá kết quả theo các xét nghiệm trước và sau khi sử dụng nấm dược liệu với bệnh nhân ung thư gan ở các chỉ tiêu men gan, kích thước u, AFP, và một số chỉ tiêu khác như cải thiện tình trạng sức khỏe (cân nặng,ăn , ngủ). Một số ví dụ dưới đây cho thấy:

- Nguyễn Văn V, 58 tuổi, Phú Thọ, K gan do vi rút viêm gan B, bệnh viện Bạch Mai xác định năm 2009. Khối u 4,1×5,3cm, xơ gan, men gan cao, không nút mạch, không xạ trị, không truyền hóa chất. Sau 3  tháng dùng nấm kích thước khối u chưa giảm nhưng không phát triển, sau 6 tháng khối u không còn nay vẫn khỏe mạnh (đã 11 năm).

- Nguyễn Văn U, 58 tuổi, Quảng Ninh. K gan, xơ gan cổ chướng, bệnh viện Bạch Mai xác định năm  2010, có dịch ổ bụng, kích thước u 2×1,9cm và  2×0,9cm, không xạ trị, hóa trị. Sau 6 tháng dùng nấm bệnh  nhân hết u,  sức khỏe tốt, hiện nay vẫn sống và làm việc bình  thường (9 năm).

- Hồ Viết T, 59 tuổi, Quảng Trị.K gan do vi rút viêm gan C, bệnh viện 108 xác định tháng 10/2016. Khối u 5,8× 6,4cm, AFP 4974 ng/ml.  Dùng nấm dược liệu sau đó xét nghiệm T12/2016 AFP 1700 ng/ml, T9/2017  AFP 6,4 ng/ml, T7/2018 AFP 4,6 ng/ml. Hiện nay khối u không còn, bệnh nhân khỏe mạnh.

- Đỗ Hữu H, 65 tuổi, Hà Nội. K gan do vi rút viêm gan B, bệnh viện U bướu Hà Nội xác định 28/7/2017kích thước u 10,5× 8,5cm, gan trái có nang 5mm, thận phải có nang nhỏ đường kính 10mm, thận trái cũng có nang. Men gan GOT 376U/L, GPT 211,7U/L, GGT 236,6 U/L, tiểu cầu 126g/lít, AFP 17 992 ng/ml.

Bệnh nhân da vàng, mắt vàng, đau nhiều không dậy được, không truyền hóa chất, bệnh viện trả về. Sau 3 tháng dùng nấm: 16/11/2017 kích thước u gan giảm còn 2,6× 3,7cm, u nang thận trái kích thước 14×13mm. 17/11/2017. Men gan GOT 64U/L, GPT 61U/L, GGT 260 U/L, tiểu cầu 125g/lít, AFP 237,8 ng/ml, định lượng CEA 6,26ng/ml. Qua nhiều lần xét nghiệm tháng 6/2018 kích thước u còn 3cm, men gan GOT, GPT ở mức bình thường, AFP 30,1 ng/ml. Bệnh nhân tăng 3 kg, khỏe mạnh, ăn ngủ tốt, không đau đớn. Hiện nay sinh hoạt bình thường.

IV. Kết luận

1.  Khả năng chống gốc tự do của sinh khối nấm linh chi (Ganoderma lucidum) với nồng độ là 216 µg/ml thì ức chế được 51,9%.

2.  Nấm linh chi sinh khối và quả thể có khả năng sửa chữa đột biến gen đối với tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae L15 chiếu UV 2 giây sinh khối nồng độ 2% tỷ lệ tế bào sống là 15,73%, đối chứng tỷ lệ tế bào sống 1,2%. Linh chi quả thể nồng độ 3% tỷ lệ tế bào sống là 6,95%, lô đối chứng tỷ lệ tế bào sống là 1,72%.

3.  Khả năng chống tế bào ung thư Sarcoma 180 của sinh khối nấm linh chi là 87,06%, quả thể nấm linh chi là 8,6%.

4.   Sinh khối nấm linh chi liều sử dụng là 5gam/kg thể trọng và bào tử nấm linh chi liều sử dụng 1,5gam/kg thể trọng có khả năng bảo vệ tế bào khi chuột bị chiếu xạ liều 100R và 500R. Tế bào gan, thận, tụy không bị tổn thương.

5.  Sinh khối nấm linh chi được ứng dụng tại bệnh viện K cho 39 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát giai đoạn muộn thời gian sống từ 6- 24 tháng, tỷ lệ giảm đau đạt 82,8%, có 86,2% trường hợp cải thiện tình trạng ăn, 69% trường hợp cân nặng ổn định trong quá trình điều trị, đa số các bệnh nhân kéo dài thời gian sống, nhiều nhất là 21 tháng, ít nhất là 3-6 tháng.

6.  Trong 30bệnh nhân ung thư gan ở bệnh viện giao thông vận tải kết quả cho thấy men gan giảm 100%, kích thước u giảm 85.7%. Bệnh nhân giảm đau, ăn tốt, ngủ được là 73,3%. Bệnh nhân giảm đau ít, ăn không ngon là 10%. Bệnh nhân bình thường 16,7%.

7.  Trong nhiều năm Kiến Phúc Đường đã điều trị cho 763 bệnh nhân ung thư gan giai đoạn muộn và những người không điều trị tại bệnh viện. Căn cứ theo xét nghiệm của các bệnh viện đối với các bệnh nhân ung thư gan kết quả cho thấy ăn ngủ tốt hơn, tăng từ 2-6 cân, giảm đau (tùy theo giai đoạn ung thư), kéo dài thời gian sống, men gan giảm 100% , AFP giảm rất nhanh chỉ sau 2 tháng, kích thước u giảm theo kích thước u từ 1cm đến 10cm theo thời gian sử dụng nấm dược liệu và phụ thuộc vào hệ miễn dịch của từng bệnh nhân.

8.  Có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư tế bào gan bằng nấm dược liệu do Kiến Phúc Đường sản xuất và chế biến theo công nghệ đặc biệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Nguyễn Thị Chính, Vũ Thành Công (1999). Nghiên cứu công nghệ sản xuất sinh khối và một số hoạt tính sinh học của nấm linh chi Ganoderma lucidum, tạp chí sinh học, tập 21, số 3 (132-136).

2.      Nguyễn Thị Chính, Kiều Thu Vân, Dương Đình Bi, Nguyễn Thị Đức Hiền (1999), Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học và tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) Báo cáo khoa học hội nghị khoa học công nghệ sinh học toàn quốc HN, Tr 956-963.

3.       Nguyễn Thị Chính, Ngô Tiến Hiển (2001), Virut học, NXB ĐHQG Hà Nội.

4.      Nguyễn Thị Chính, Ngô Thị ái Thương, Phạm Thuỳ Linh (2004). “Khả năng sửa chữa đột biến gen của nấm linh chi Ganoderma lucidumđối với Saccharomyces cerevisiae”. Báo cáo tóm tắt hội nghị khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, T 204-205.

5.      Nguyễn Thị Chính và cộng sự (2005). Báo cáo nghiệm thu. Nghiên cứu phát triển nấm dược liệu phục vụ tăng cường sức khoẻ, đề tài hợp tác VN - HQ theo nghị định thư chính phủ

6.      Nguyễn Thị Chính (2011).Vai trò của thực phẩm chức năng đối với sức khỏe con người, Hội nghị khoa học về giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam lần I ,T 84-104.

7.       Trịnh Xuận Hậu, Nguyễn Thị Hồng Nụ, Nguyễn Thị Chính (1999). Thăm dò tác động của bột sinh khối và bào tử nấm linh chi Ganoderma lucidum  lên cấu trúc mô học tinh hoàn chuột  nhắt trắng (MUS MUSCULUS L.) dòng SWISS bị chiếu xạ. Tạp chí sinh học (trang 1-7).

8.       Hoàng Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Thị Quỳ, Trần Công Yên, Bùi Thị Vân Khánh (2004).Hoạt tính kháng u của Polysaccharide chiết từ quả thể và sinh khối nấm linh chi Ganoderma lucidum  nuôi trồng. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, trang 295-299.

9.       Lý Lan Phương, Nguyễn Thị Chính, Phạm Thuỳ Linh, Đinh Hồng Duyên, Nguyễn Đức Hiển (2004), Đánh giá tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) khám tại Bệnh viện giao thông vận tải I Hà Nội và sử dụng nấm linh chi cho bệnh nhân ung thư gan. Kỷ yếu hội thảo khoa học các nhà khoa học nữ với sự phát triển khoa học & công nghệ Hà Nội, (T112-116).

10.     B. Donatini, Mycotherapy (2010), Le Ganoderma lucidum: accompagnement cancerologique, lutte antivirale, lutte contre linflammation ou contre le syndrome mettabolique.

11.     Han kook Sin Yak pharm ceutical Co.LTD (1997), New anticancer immunostimulating agent first developed by korean technology. Mesima Phellinus linteus(Berk. et Curt) Ashima

12.    Ito H, Shimura K, Itoh H, Kawade M (1997). Antitumor effects of a new polysaccharide-protein complex (ATOM) prepare from Agaricus blazei (Iwade Strain 101) Himematsutake and its mechanisms in tumor-bearing mice. Anticancer Res 1997; 17: 277-284. [PubMed].

13.    Jin-Woo Kim, Byung-Sik Moon, Young-Min Park, Nam-Hee Yoo, In-Ja Ryoo, Nguyen Thi Chinh, Ick-Dong Yoo and Jong-Pyung Kim (2005). Structures and Antioxidant Activity of Diketopiperazines Isolated from the Mushroom Sarcodon aspratus.J. Korean Soc. Appl. Biol. Chem. 48(1), 93 - 97.

14.   Kim, J. P, Lee, K.Y., Yoo, H. J. and Yang, H. K 1997. Immunoregulatory Effect of Mesima as an Immunotherapeutic Agent inStage III Gastic Cancer Patients after Radical Gastrectomy. J. of Korean Cancer Association. 29(3)

15.     Lee, Jae Hoon, Soo - Muk Cho, Kyung - Sik Song, Sang - Bae Han, Hwan - Mook Kim, Nam-Doo Hong, And Ick- Dong Yoo (1996). Immunostimulating Activity and Characterizatinon of Polysaccharides from Mycelium of Phellinus linteus. Journal of Microbiology and Biotechnology vol. 6. No. 3. 213- 218. Mesima shows immunostimulation and anticancer affect by antivation of M f, T cell, B cell, NK cell, Complement system and Cytokine production. Mesima also have no side effect when it is administrated long-termly.

16.     Nam-Hee Yoo, Ick-Dong Yoo, Jin-Woo Kim, Bong-Sik Yun, In-Ja Ryoo, Eui-Soo Yoon, Nguyen Thi Chinh and Jong-Pyung Kim (2005). Sterin C, a New Antioxidant from the Mycelial Culture of the Mushroom Stereum hirsutum. Agric. Chem. Bitechnol. 48(1), 38 - 41.

17.        Takashi. M.1996  A development of Antitumor polysaccharides from Mushroom fungi, FFI Journal 167: 69-85

18.        Willard T. (1990). Reshi mushroom - Herb of Spiritual Potency and Medical Wonder. Sylvan Prees. Issaquah, Washington, printed in Hong Kong.

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét